Vô thường

 

  • Sinh, lão, bệnh, tử là một phần tất yếu của cuộc sống, của con người. Doanh nghiệp cũng vậy, thành lập – giải thể; khủng hoảng – lao đao cũng là điều đương nhiên đối với bất kỳ doanh nghiệp nào. Nói điều này ra không phải khơi gợi sự tiêu cực cho bạn. Tôi gợi vấn đề này theo hướng, đây là yếu tố quy luật, sớm hay muộn thì nó cũng diễn ra. Bạn biết trước để khi nó có xảy ra thì bạn cũng bớt đau buồn. Hoặc khi nó có xảy ra, thì bạn cũng đã có sự chuẩn bị trước cho nó. Doanh nghiệp của bạn không phải sẽ tồn tại vĩnh viễn. Doanh nghiệp không phải phải sẽ được phát triển êm thấm mãi mãi. Ví dụ: khi doanh nghiệp khủng hoảng, lao đao thì những người sẵn sàng ở lại với bạn và chấp nhận lương thấp. Họ chính là linh hồn, giá trị lõi mà doanh nghiệp cần giữ gìn và phát huy. Điều này, bạn sẽ khó nhận ra được khi doanh nghiệp phát triển.
  • Trong kinh doanh không phải lúc nào cũng thuận lợi, không phải lúc nào cũng có lợi nhuận. Chạy quảng cáo không phải lúc nào cũng tạo ra hiệu quả ngay, không phải lúc nào cũng ra kết quả. Bạn nắm vững điều này sẽ giúp bạn tâm an khi đối diện với những kết quả không mong muốn. Tâm an sẽ giúp tuệ sáng, tuệ sáng sẽ giúp bạn tìm được nhiều cách làm mới hay hơn, hiệu quả hơn.
  • Doanh nghiệp sinh ra để phục vụ bạn. Hay doanh nghiệp sinh ra để bạn phục vụ nó. 2 ý này tương đương với trạng thái của bạn khi điều hành doanh nghiệp: SƯỚNG CHỦ & KHỔ CHỦ. Nhiều người, điều hành doanh nghiệp nhưng tâm không thể nào thoát ra khỏi doanh nghiệp đó. Đi du lịch cũng bị ám ảnh bởi công việc, ăn cơm cũng bị ám ảnh bởi công việc, đi ngủ cũng bị ám ảnh bởi công việc. Bạn chỉ nên để trạng thái này xuất hiện ở giai đoạn xây dựng doanh nghiệp thôi, sau đó bạn cần đưa mình lên một trạng thái cân bằng mới để thực sự là SƯỚNG CHỦ.
  • Không có ĐÚNG – SAI; không có ĐẸP – XẤU. Đúng – sai; đẹp – xấu là do góc nhìn, người nhìn. Trong chạy quảng cáo, đôi khi thiết kế bạn cho là xấu lại mang lại hiệu quả cao (khách hàng cho là hợp với họ, hợp lúc nào được gọi là đẹp) và ngược lại. Bạn cần quan tâm đến mục tiêu cuối cùng là gì? Cái bạn làm là để phục vụ ai? Để phục vụ đối tượng mục tiêu tốt, sản phẩm cần đáp ứng tiêu chí gì? Nhiều chủ doanh nghiệp liên tục vỗ ngực tự hào sản phẩm của tôi là vô địch, độc nhất vô nhị trên thế giới. Điều này chẳng có ý nghĩa gì nếu như khách hàng không dùng được hoặc họ không muốn mua. Thay vì bạn chú tâm vào cái bạn có thì hãy dồn lực vào làm ra cái khách hàng, đối tượng mục tiêu cần.
Bài viết cùng danh mục